跳到主要內容區

 

Tiếng Việt

Tôn chỉ thành lập khoa  
Kể từ khi Đài Loan chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư giữa Đài Loan với các nước trên thế giới phát triển nhanh và mạnh mẽ, đặc biệt là sự chú trọng và ưu tiên tăng cường các hoạt động hợp tác thương mại tự do khu vực và song phương (RTA). Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Nhật Bản với “ Cộng đồng ASEAN Cộng Ba” hy vọng vào việc tổ chức thương mại tự do khu vực Đông Á sẽ tăng cường hơn nữa các mối quan hệ thương mại giữa các nước thành viên “ Cộng đồng ASEAN Cộng Ba” nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại với các nước thuộc khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU).Trước xu thế toàn cầu hoá cạnh tranh và hội nhập quốc tế bước vào giai đoạn quyết liệt của các nước thuộc tổ chức thương mại tự do khu vực Đông Á, Đài Loan không thể để trì hoãn tiến trình hòa nhập toàn cầu hóa mà phải sớm bắt nhịp sự phát triển của thế giới.  
 
Tiêu chí phấn đấu  
Khoa Ngữ Văn Đông Á là địa chỉ uy tín hàng đầu về đào tạo cử nhân ngành Ngữ văn Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam ở Đài Loan.  
 
Mục tiêu đào tạo  
Đào tạo kết hợp nghiên cứu giảng dạy song song với mục tiêu phát triển ngành nghề xã hội.Chú trọng bồi dưỡng nhân tài vừa giàu tố chất nhân văn và biết ứng dụng sáng tạo thành tựu của khoa học kỹ thuật.Huấn luyện nhân lực bậc cao chuyên tinh về các ngôn ngữ Đông Á và có tầm nhìn quốc tế toàn diện.  
 
Hua?n luye?n ca?c ky? n?ng chuyen nghie?p  
Khả năng ngoại ngữ chuyên nghiệp.Năng lực quản lý thương mại chuyên nghiệp.Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.Năng lực ứng dụng và sáng tạo văn học nghệ thuật.Kỹ năng thích ứng môi trường đa văn hóa .  
 
Nét đặc sắc trong chương trình đào tạo  
Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế và xã hội Đài Loan, khoa chúng tôi tiến hành đào tạo nguồn nhân lực ưu tú bao gồm cả năng lực ngôn ngữ các nước Đông Á như Nhật, Hàn, Việt, cùng những kiến thức về khoa học xã hội nhân văn và đạo đức nghề nghiệp. Khoa phân thành ba tổ bao gồm tổ tiếng Nhật, tổ tiếng Hàn và tổ tiếng Việt. Chương trình đào tạo chú trọng nghiên cứu Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời cũng quan tâm nghiên cứu văn hóa, kinh tế, chính trị của cả ba nước.Chúng tôi tập trung đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn bao gồm cả năng lực ngoại ngữ và tầm nhìn Quốc tế, ngoài việc nâng cao chương trình giảng dạy chính quy về ngữ văn và kiến thức khoa học xã hội cho sinh viên, còn thực hiện các chương trình du học nước ngoài, nghiên cứu chuyên đề, lập kế hoạch thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp và giao lưu nói chuyện bằng các ngôn ngữ Nhật, Hàn, Việt. Trong đó, thông qua chương trình du học nước ngoài, các sinh viên được đến các trường liên kết tại nước ngoài trên nửa năm, nâng cao thực lực ngôn ngữ và tăng cường sự hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nước ngoài cho các em, tạo dựng một tư duy vĩ mô và tầm nhìn Quốc tế. Đồng thời cũng tiếp nhận sinh viên trao đổi theo chương trình ngắn hạn của các trường liên kết với khoa chúng tôi, nhờ đó sinh viên có cơ hội giao lưu và đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ văn hóa của nhau. Ngoài ra, thông qua chương trình thực tập, sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước, được đem những kiến thức học được áp dụng vào thực tế. Nhờ đó, một mặt, sinh viên sớm được tiếp xúc với xã hội và tiếp thu được kinh nghiệm thực tế; mặt khác khiến cho giới doanh nghiệp và các đơn vị liên quan tuyển chọn được nhân tài, gián tiếp đạt được sự gắn kết giữa doanh nghiệp và giáo dục đào tạo, thúc đẩy thực hiện chương trình thực tập nước ngoài, xây dựng sự hợp tác giữa giáo dục đào tạo và doanh nghiệp Quốc tế.Khoa chúng tôi ngoài việc đào tạo các lớp chuyên ngành ngôn ngữ ra, còn mở các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội liên quan đến ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, giúp sinh viên có đủ kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa xã hội, kinh tế chính trị của các khu vực Đông Á.  
 
Phương hướng phát triển  
1. Phát triển đào tạo ngôn ngữ kết hợp với đẩy mạnh nguồn lực xã hội các quốc gia khu vực Đông Á.
2. Khởi đầu quá trình nghiên cứu có tính hệ thống về ngôn ngữ học khu vực Đông Á.
3. Kết hợp với nghiên cứu khoa học công nghiệp, thúc đẩy những nghiên cứu thực tiễn giữa ngôn ngữ học và khoa học xã hội.
4. Phát triển những quan điểm mới về sự tương thích giữa các lý luận về ngôn ngữ học và khoa học xã hội

 

VN

VN

VN